Trong xây dựng, hiện tượng sàn bê tông bị nứt là tình trạng thường gặp đối với kết cấu sàn bê tông cốt thép. Những vết nứt này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà chúng ta cần có cách xử lý phù hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hãy cùng theo dõi cách xử lí vết nứt sàn phẳng ngay sau đây nhé.
1. Nguyên nhân sàn bê tông bị nứt
Nguyên nhân dẫ đến sàn bị nứt có rất nhiều lý do như: nguyên nhân do khí hậu, do nền móng, kết cấu móng không đều và chắc, do tải trọng hay do quá trình đổ bê tông. Vì vậy trước khi xử lý các vết nứt chúng ta phải tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho sàn bị nứt để áp dụng cách khắc phục hiệu quả.
2. Cách xử lí vết nứt sàn phẳng hiệu quả
2.1 Đối với sàn bê tông mới đổ bị nứt
Quá trình xử lí sàn bê tông mới đổ bị nứt rất quan trọng, cần được xử lí một cách tỉ mỉ và chi tiết. Điều này sẽ giúp vết nứt không bị lan rộng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
•Bước 1: Kiểm tra hệ giàn giáo cốp pha và nên duy trì chúng cho đến khi bê tông đạt đủ cường độ.
•Bước 2: Kiểm tra lại toàn bộ các vị trí và mức độ xuất hiện của các vết nứt trên sàn bê tông.
•Bước 3: Tiến hành bịt các khe hở, trám và xử lý các vết nứt. Mục đích giúp cho không khí và nước không ngấm vào bên trong gây ảnh hưởng đến kết cấu của bê tông. Có thể sử dụng các vật liệu chống thấm như Sika hay Intoc để xử lý vết nứt.
•Bước 4: Sau khi gia cố và xử lý xong cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn.
2.2 Khắc phục với sàn mái bị nứt
Để khắc phục sàn mái bê tông bị nứt thường sẽ dùng biện pháp bơm keo Epoxy với các bước như sau:
•Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt các vết nứt và trám toàn bộ bề mặt của chúng bằng keo để bịt kín các vết nứt.
•Bước 2: Khoan các lỗ bơm keo cách vết nứt từ 5 đến 10cm, xiên 1 góc 45 độ. Chiều sâu của lỗ khoan sẽ khoảng 20 đến 25cm. Sau khi khoan xong thổi sạch bụi và đưa kim bơm vào lỗ khoan.
•Bước 3: Sử dụng máy bơm áp lực để bơm keo vào bên trong lỗ khoan.
•Bước 4: Sau khi bơm keo đầy bên trong lỗ khoan, rút kim bơm ra. Sau đó tiến hành chèn trát kín lỗ khoan. Thông sẽ cần khoảng 12 ngày để vết nứt định hình và khắc phục hoàn toàn.
2.3 Khắc phục nứt góc sàn bê tông
Cách đơn giản nhất là sử dụng keo trám vết nứt.
•Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn xung quanh vị trí nứt.
•Bước 2: Đục mở dọc theo vết nứt và sâu xuống dưới sàn từ 3- 4cm.
•Bước 3: Vệ sinh bụi và dùng keo trét kín vết nứt.
•Bước 4: Phử lớp màng chống thấm co giãn lên bề mặt sàn.
2.4 Cách chống thấm cho sàn bê tông bị nứt
Bước 1: Xác định vị trí của vết nứt. Có thể sử dụng dọi định vị từ phía dưới sàn sau đó kiểm tra, đo đạc chiều dài và vị trí của vết nứt trên sàn bê tông.
Bước 2: Đục tại vị trí vết nứt và đục đến khi vết nứt kết thúc thì dừng lại.
Bước 3: Dùng máy mài bê tông cầm tay làm nhẵn mặt sàn và vệ sinh sạch.
Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay, cắt vết nứt rộng ra hai bên theo hình chữ V. Chiều sâu của vết cắt thường từ 2 đến 3cm.
Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vị trí cắt.
Bước 6: Dùng hồ dầu trộn từ xi măng pha với nước và phụ gia Sika Latex. Sau đó tưới hồ dầu lên bề mặt vết nứt. Cuối cùng là đổ vữa Grout lên các vết nứt cho bằng mặt sàn.
Bước 7: Sau khi lớp vữa grout đã khô, quét phụ gia chống thấm lên bề mặt. Sử dụng lớp lưới thủy tinh để gia cường lớp chống thấm thứ nhất khi còn chưa khô.
Bước 8: Sau khi lớp chống thấm khô, quét thêm 1-2 lớp chống thấm. Tiếp tục láng vữa chống thấm Sika Latex kết hợp Warerseal DPC và ốp lát hoàn thiện.
Bước 9: Ngâm thử với nước và kiểm tra độ chống thấm của sàn
Trên đây là nguyên nhân và cách xử lí vết nứt sàn mang lại hiệu quả cao trong xây dựng. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm về các loại sàn phẳng không dầm, cách sử dụng sàn hộp… thì hãy liên hệ ngay với C-Box để được tư vấn và hỗ trợ.