3 loại sàn phẳng thông dụng trong xây dựng

Sàn phẳng không dầm là loại sàn phổ biến hiện nay bởi chúng mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, thẩm mỹ cũng như thời gian thi công nhanh chóng. Vậy trên thị trường hiện có những loại sàn phẳng thông dụng nào, hãy cùng C-Box tìm hiểu ngay nhé!

  1. Tìm hiểu về sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là loại sàn sử dụng các thanh dầm ngang và dọc để đỡ phía dưới. Chúng được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình khi xây dựng.

Các loại sàn phẳng không dầm đều có cấu tạo đơn giản và không có nhiều sự khác biệt so với sàn dầm truyền thống. Cấu tạo cơ bản gồm: tấm lưới thép cố định trên/ dưới, các hộp rỗng, bóng nhựa hay tấp xốp và các móc thép cố định.

  1. Top 3 loại sàn phẳng thông dụng hiện nay

  • Sàn phẳng hộp nhựa Ubot

Sàn Ubot là cốp pha được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene được sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Hộp nhựa Ubot gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, chúng liên kết cùng các thanh nối tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc được nằm giữa lớp sàn bê tông trên/ dưới.

Việc sử dụng hộp nhựa Ubot giúp lấy đi 1 phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng cũng như lượng bê tông và thép sử dụng. Đồng thời cũng giúp sàn vượt nhịp lên tới 20m2 tạo không gian thông thoáng và thẩm mỹ.

  • Sàn xốp VRO

Đây là giải pháp sàn rỗng được sử dụng khá phổ biến. Chúng được tạo nên bằng cách đặt các lõi xốp nhẹ và có độ đàn hồi vào trong miền trung hòa của bê tông. Lõi xốp hình chữ nhật có kích thước 38x38cm và chiều cao có thể linh động thay đổi theo trọng tải sàn. Sàn có cấu tạo nhẹ và tính đàn hồi cao nhưng lại thiếu tính ổn định về bề ngang, vì vậy khi thi công chúng được trang bị thêm hệ thống khung ziczac giúp sàn ổn định hơn.

  • Sàn bóng

Sàn bóng được làm từ những quả bóng nhựa tái chế giúp thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở giữa bản sàn, giúp giảm tải trọng đáng kể lên bản thân kết cấu và giúp tăng khả năng vượt nhịp.

Đây là công nghệ thi công tấm sàn phẳng theo 2 phương không sử dụng dầm, có ít cột và thi công không cần ván khuôn cũng như có khẩu độ và độ vượt nhịp lớn. Loại sàn này linh hoạt trong thiết kế kiến trúc và có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ hiệu quả.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về các loại sàn phẳng không dầm và lựa chọn cho mình loại sàn phù hợp. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về các loại sàn, hãy liên hệ ngay tới C-Box để được hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *